Hỗ trợ mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Thực hiện nhiệm vụ do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giao, đến ngày 15/12/2023, Trường Bồi dưỡng Cán bộ đã hoàn thành hỗ trợ 02 mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lạng Sơn và Yên Bái.

- Tổng kinh phí hỗ trợ: 500 triệu đồng/mô hình (trong đó 25% chi phí cho tập huấn nâng cao năng lực, thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát; 75% chi phí hỗ trợ cho các hộ nghèo, thành viên HTX tại các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

- Các đơn vị phối hợp: Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái; UBND xã Kim Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, UBND xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, ...

Ngày 15/12/2023, Trường Bồi dưỡng Cán bộ đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao 20 con giống bò bản địa và 3.000 kg thức ăn chăn nuôi cho 20 hộ nghèo sinh sống tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tham dự lễ nghiệm thu, bàn giao có lãnh đạo Trường Bồi dưỡng cán bộ, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, UBND xã Trạm Tấu, 20 hộ nghèo và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan khác.

66480969521dfa43a30c

7380da887693decd8782

Hình ảnh các hộ nghèo tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái phấn khởi khi được hỗ trợ bò sinh sản, góp phần tạo sinh kế

Trong buổi lễ bàn giao, ông Lê Minh Tân, Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu, yêu cầu các hộ nghèo cam kết sử dụng hỗ trợ đúng mục đích, tiến tới tăng thu nhập, sớm thoát nghèo và hướng tới việc phát triển "Ngân hàng bò" để có thể hỗ trợ các hộ nghèo khác.

Trước đó, ngày 05/12/2023 Trường Bồi dưỡng cán bộ cũng đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao 1.808 cây hồi ghép và 5.230 kg phân bón cho các thành viên Hợp tác xã sản xuất - chế biến dược liệu Tràng Định (xã Kim Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn).

19060cd110c0b89ee1d1

19060cd110c0b89ee1d1

d254b72aaf3b07655e2a

Không chỉ hỗ trợ cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón; Trường Bồi dưỡng cán bộ còn tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và kỹ thuật cho 100 lượt học viên (là các hộ nghèo, thành viên, cán bộ HTX) về "Hướng dẫn quy trình, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm", "Kỹ năng quản lý kinh tế hộ", "Quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây dược liệu quý" và "Quản trị sản xuất trong HTX". Việc triển khai thành công các mô hình hỗ trợ sẽ từng bước góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở các xã nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Để các mô hình sản xuất được nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đồng thời, định hướng cho người dân phát triển các mô hình phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện sản xuất; nhất là các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Phòng Đào tạo, bồi dưỡng

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Bạn đang ở: Home Tin tức Tin hoạt động của Nhà Trường Hỗ trợ mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị